Màu Sắc Có Phải Như Những Gì Chúng Ta Vẫn Thấy?
Chúng ta đã quá quen thuộc với những màu sắc đến từ mọi vật khi chúng ta nhìn vào nó. Và đôi khi, chúng ta quên mất vì sao chúng ta có thể "thấy" được màu sắc một cách lạ lùng đến thế! Màu sắc thật sự là gì? Chúng ta có thể thấy được bản thân của màu sắc hay không? Liệu những cảm nhận của chúng ta về màu sắc có giống như những gì nó đang phơi bày? Chúng ta cần thêm manh mối để có thể trả lời những câu hỏi day dứt trên.
Màu sắc là gì?
Theo Charles Poynton, màu sắc là kết quả của việc nhận thức ánh sáng khi ánh sáng đi qua vùng nhìn thấy của võng mạc, quang phổ có bước sóng trong vùng từ 400-700nm. Berlin và kay (1969) cho rằng có thể phân màu sắc thành 11 màu cơ bản, gồm: Trắng, đen, đỏ, xanh lá, vàng, xanh da trời, nâu, tím, hồng, cam và xám. Theo CIE, màu sắc là thuộc tính của cảm giác thị giác, bước sóng thay đổi sẽ cho chúng ta những cảm nhận về màu sắc khác nhau.
Chúng ta có thể nhìn thấy bản thân màu sắc hay không?
Trong nửa cuối thế kỷ 19, James Clerk Maxwell đã chỉ ra rằng màu sắc được thể hiện trong não người dưới dạng không gian 3 chiều, mỗi điểm riêng biệt tương ứng với một màu sắc khác nhau, những điểm này lại phản ứng với ánh sáng và chồng chéo lên nhau một cách phức tạp.
Issac Newton từng nói: "Những tia sáng thật sự, được diễn tả đúng với bản chất của nó, vốn không có màu sắc" (Indeed rays, properly expressed, are not colored). Và có lẽ, màu sắc là những gì mà chúng ta đã tạo ra, nó chỉ tồn tại trong mắt của chúng ta và trong những bộ não của nhân loại.
Màu sắc có giống như những gì chúng ta cảm nhận về nó?
Màu sắc không chỉ hữu ích mà còn vô cùng quan trọng đối với chúng ta nữa. Màu sắc không hẳn là một phản ứng thị giác, nó còn hơn thế nữa, nó có ý nghĩa đối với chúng ta - những kỷ niệm, những cảm xúc và những sự lựa chọn...Thế nhưng, câu trả lời là có lẽ là không.
Tôm hùm "thấy" những màu sắc cần cho sự sinh tồn của chúng, ong mật "thấy" những gì cần thiết cho việc tìm hoa và xây tổ, linh dương "thấy" những màu nào là an toàn hay đe dọa đến buổi gặm cỏ và nghỉ ngơi của chúng. Là những con người, chúng ta "thấy" màu sắc theo những gì mà chúng ta nghĩ nó đang như vậy. Nói một cách nôm na, khi ánh sáng trắng chiếu vào một vật, vật đó không hấp thụ ánh sáng nào thì sẽ phản xạ ánh sáng đó, và chúng ta nhìn thấy vật có màu của ánh sáng mà nó không hấp thụ. Trong khi đó, chúng ta vẫn thường hay nhầm lẫn rằng màu sắc đó thuộc về bản thân vật đó, nó nằm sâu trong bản chất của vật thể và có vẻ như không thể tách rời. Chúng ta cần nhìn đúng với những gì cuộc sống đang phơi bày, nếu không, chúng ta chỉ đang cố lừa gạt mình để sống trong thế giới đầy màu sắc do chính mình tạo ra.
Màu sắc là gì?
Theo Charles Poynton, màu sắc là kết quả của việc nhận thức ánh sáng khi ánh sáng đi qua vùng nhìn thấy của võng mạc, quang phổ có bước sóng trong vùng từ 400-700nm. Berlin và kay (1969) cho rằng có thể phân màu sắc thành 11 màu cơ bản, gồm: Trắng, đen, đỏ, xanh lá, vàng, xanh da trời, nâu, tím, hồng, cam và xám. Theo CIE, màu sắc là thuộc tính của cảm giác thị giác, bước sóng thay đổi sẽ cho chúng ta những cảm nhận về màu sắc khác nhau.
Chúng ta có thể nhìn thấy bản thân màu sắc hay không?
Trong nửa cuối thế kỷ 19, James Clerk Maxwell đã chỉ ra rằng màu sắc được thể hiện trong não người dưới dạng không gian 3 chiều, mỗi điểm riêng biệt tương ứng với một màu sắc khác nhau, những điểm này lại phản ứng với ánh sáng và chồng chéo lên nhau một cách phức tạp.
Issac Newton từng nói: "Những tia sáng thật sự, được diễn tả đúng với bản chất của nó, vốn không có màu sắc" (Indeed rays, properly expressed, are not colored). Và có lẽ, màu sắc là những gì mà chúng ta đã tạo ra, nó chỉ tồn tại trong mắt của chúng ta và trong những bộ não của nhân loại.
Màu sắc có giống như những gì chúng ta cảm nhận về nó?
Màu sắc không chỉ hữu ích mà còn vô cùng quan trọng đối với chúng ta nữa. Màu sắc không hẳn là một phản ứng thị giác, nó còn hơn thế nữa, nó có ý nghĩa đối với chúng ta - những kỷ niệm, những cảm xúc và những sự lựa chọn...Thế nhưng, câu trả lời là có lẽ là không.
Tôm hùm "thấy" những màu sắc cần cho sự sinh tồn của chúng, ong mật "thấy" những gì cần thiết cho việc tìm hoa và xây tổ, linh dương "thấy" những màu nào là an toàn hay đe dọa đến buổi gặm cỏ và nghỉ ngơi của chúng. Là những con người, chúng ta "thấy" màu sắc theo những gì mà chúng ta nghĩ nó đang như vậy. Nói một cách nôm na, khi ánh sáng trắng chiếu vào một vật, vật đó không hấp thụ ánh sáng nào thì sẽ phản xạ ánh sáng đó, và chúng ta nhìn thấy vật có màu của ánh sáng mà nó không hấp thụ. Trong khi đó, chúng ta vẫn thường hay nhầm lẫn rằng màu sắc đó thuộc về bản thân vật đó, nó nằm sâu trong bản chất của vật thể và có vẻ như không thể tách rời. Chúng ta cần nhìn đúng với những gì cuộc sống đang phơi bày, nếu không, chúng ta chỉ đang cố lừa gạt mình để sống trong thế giới đầy màu sắc do chính mình tạo ra.
Comments
Post a Comment