Vài Phút Ngẫm và Nghĩ

             

               Quân tử dùng người, cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần để xem lòng kính; sai làm nhiều việc để xem cái tài, hỏi lúc vội vàng để xem cái trí; hẹn cho ngặt ngày để xem chữ tín, ủy cho tiền của để xem chữ nhân; bảo cho việc nguy biến để xem chữ tiết; cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, cho ở chỗ phiền tạp để xem thần sắc.
- Trang Tử Thuyết -

                 Trời tròn đất vuông là hình thể của sự vật. Trời đen đất vàng là màu sắc của sự vật. Trời động đất tĩnh là tính chất của sự vật. Trời cao đất thấp là vị trí của sự vật....Ánh chớp phút chốc lại ví với kiếp phù sinh....Cá chép xa sông khó mà biến hóa.......Thác ghềnh cuồn cuộn khó mà chứa đựng.......Khe suối róc rách khó mà yên tĩnh.......Ánh trăng lướt qua nhanh, chiếu vào nước sông, chớ mò dưới đáy....
- Mai Hoa Dịch Số -

                 Cái gì làm ta thấy ly sữa là ly sữa chứ không phải là một thế giới như các vi sinh vật có thể thấy? “Ý niệm” về ly sữa hẳn phải có khi ta thấy ly sữa. Thế nhưng ý niệm đó có từ bao giờ, từ ngày ta còn là một trẻ sơ sinh? Một khán giả không có “ý niệm” về lỗi việt vị trong bóng đá sẽ không bao giờ “thấy” lỗi việt vị. Thế thì phải chăng ý niệm có trước, cái thấy có sau? Cái thấy do dâu mà có, nó đến từ “vật chất bên ngoài” hay từ “ý niệm bên trong”? Ý niệm là một thế giới khách quan thực có hay nó có tính chủ quan của mỗi người?
                                                                                                     - Lưới Trời Ai Dệt? -

                Các nhà khoa học biết rằng, một con ốc sên phải mất khoảng 3 giây mới ghi nhận được ánh sáng. Do đó tưởng tượng một con ốc sên đang quan sát chopra, và giả sử Chopra ra khỏi phòng để làm một vụ trấn lột rồi quay trở lại phòng chỉ trong vòng 3 giây mà thôi. Dưới mắt của con ốc sên, Chopra đã chưa hề ra khỏi phòng. Do đó, Chopra có thể đem con ốc sên này ra tòa để làm một chứng cứ ngoại phạm (Để làm chứng là Chopra không hề ra khỏi phòng trong khoảng thời gian xảy ra vụ trấn lột). Đối với con ốc sên, thời gian Chopra ra khỏi phòng rơi vào khoảng trống giữa hai khuôn hình ghi nhận của nó. Do đó, kinh nghiệm giác quan của mọi sinh vật chỉ đơn thuần là một kết cấu nhận thức giả tạo do trí tưởng tượng dựng lên

               Khi tham dự vào những gì đang thật sự diễn ra, chúng ta sẽ trở nên nhân hậu mà không có cảm giác phải xả bỏ hay hy sinh gì hết; chúng ta trở nên rộng mở mà không có cảm giác phải tha thứ; chúng ta trở nên nhẫn nhục mà không có cảm giác phải chịu đựng; chúng ta trở nên khôn ngoan mà không có cảm giác phải làm cho ai đó ngay thẳng trở lại.
- Steve Hagen -

               Chúng ta phải không ngừng lắng nghe, chất vấn và quan sát mọi chuyển động của chính mình, cái cách mà chúng ta đáp lại sự khiêu khích của chúng (tôi nên làm thế này hay nên làm thế kia? Tôi sẽ nhận được gì từ việc này?...). Điều quan trọng là chúng ta không để bị mất hút trong những biện giải quá xuất sắc do chính mình bịa ra nhằm mang chúng ta trở lại điểm xuất phát. Chỉ cần thật sự thận trọng và tỉnh táo, chúng ta có thể lật tẩy mọi lập luận xảo quyệt dù nó có vẻ đúng đắn đến mức nào. Chúng ta phải bước ra khỏi cái bóng của kiến thức, kinh nghiệm cùng với truyền thống, niềm tin và cho phép chúng được rơi rụng một cách tự nhiên bằng chính sức nặng của chúng. Khi đó, chúng ta sẽ bước đi trên đôi chân của mình và tự khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống thật sự là gì.
- Steve Hagen -

Comments

Popular Posts