Góc lặng lẽ
GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU
Có một người lúc cuốc đất vô tình tìm thấy một bức tượng điêu khắc tinh xảo từ thời Đại Lý. Anh ta đem nó bán cho một nhà sưu tập các tác phẩm nghệ thuật cổ. Nhà sưu tầm đồ cổ mua nó với giá rất cao, người kia nhận được tiền vui vẻ ra về.
Trên đường về nhà, anh ta vừa đi vừa nghĩ thầm:
- Với khoản tiền này, cuộc sống của mình từ nay trở đi thoải mái và hạnh phúc hơn. Bức tượng đó chẳng qua chỉ là thứ vô tri, bị chôn vùi trong đất một thời gian dài, sao lại có người trả giá cao như thế?
Còn nhà sưu tầm lại say sưa ngắm nghía, đánh giá bức tượng vừa mua được. Sau một lúc xem xét, ông nhủ thầm:
Bức tượng này được khắc rất sống động, người làm ra nó hẳn có tay nghề điêu luyện, đây đúng là kiệt tác vĩ đại, vừa mới tỉnh giấc sau một nghìn năm trong lòng đất. Tại sao lại có người không biết trân trọng tác phẩm nghệ thuật đáng quý, đi lấy những đồng tiền vô vị kia chứ?
- 100 câu chuyện về triết lý và kẻ trí -
CHA
Theo thời gian, hình ảnh người cha trong mắt đứa con trai cũng dần thay đổi.
7 tuổi: Cha thật là giỏi, cái gì cũng biết!
14 tuổi: Dường như cũng có khi không đúng lắm.
20 tuổi: Cha có chút gì đó lạc hậu, suy nghĩ không hợp thời đại.
25 tuổi: "Ông lão" chẳng biết cái gì, hễ chút là hỏi, lạc hậu không chịu nổi.
35 tuổi: Nếu như cha khi đó tài ba như tôi bây giờ, thì hôm nay nhất định đã là phú ông rồi.
45 tuổi: Không biết có nên thương lượng chuyện này với "ông lão" không, có lẽ "ông lão" sẽ đưa ra một ý kiến hay nào đó.
55 tuổi: Thật đáng tiếc, cha đã tạ thế, nói thực, quan điểm của cha thật cao minh.
60 tuổi: Cha đáng thương, cha đúng là một cị học giả uyên bác không gì không biết, đáng tiếc là con hiểu được cha thì đã muộn!
- 100 câu chuyện về triết lý và kẻ trí -
CHUYỆN NHỎ
Có một người muốn treo bức tranh lớn trên tường trong phòng khách, bèn mời anh hàng xóm sang giúp một tay. Khi bức tranh đã được đính tạm trên tường thì người hàng xóm lại nói:
- Như vậy trông không được đẹp lắm, nếu như lồng nó vào một cái khung gỗ thì sẽ đẹp hơn.
Nghe vậy, người kia cũng đồng ý và nhờ người hàng xóm tìm giúp gỗ về làm khung.
Sau khi tìm được gỗ, lúc chuẩn bị đóng đinh thì người hàng xóm lại bảo:
- Khoan đã, khúc gỗ này hơi dài, cần cưa bớt một chút.
Vì vậy, anh ta đi tìm cưa đến, nhưng mới kéo được hai ba cái, lại nói:
- Không được, cưa này quá cùn, phải mài một chút.
Anh ta lại đi về nhà tìm giũa. Tiếp đó anh ta phát hiện ở đuôi chiếc giũa cần lắp thêm chiếc chuôi vào cho dễ cầm. Rồi anh ta lại chui vào các bụi cây để tìm một cành cây thích hợp, chặt xuống làm đuôi giũa. Nhưng muốn chặt cành cây, trước hết phải làm sắc lưỡi rìu.
Mà muốn mài lưỡi rìu phải tìm cách cố định lưỡi mài cho tốt. Như vậy không tránh khỏi việc phải làm giá đỡ cố định cho đá mài, mà làm giá đỡ thì không thể thiếu chiếc ghế băng dùng cho thợ mộc. Song, ở đây không có đầy đủ cả bộ đồ nghề thợ mộc nên không làm được. Vì vậy, anh ta đi vào trong làng để tìm mượn những dụng cụ cần thiết, nhưng lần này không thấy anh ta trỏ lại nữa. Và tất nhiên, anh chàng kia phải đóng bức tranh lên tường một mình. Tới chiều, người này gặp lại anh hàng xóm kia, anh ta đang trên đường giúp người thợ mộc lấy cái cưa điện cồng kềnh từ cửa hàng ra.
- 100 câu chuyện về triết lý và kẻ trí -
NGƯỜI NƯỚC YÊN
Có một ông già, sinh ở nước Yên nhưng lớn lên ở nước Sở, đang trên đường trở về quê hương của mình. Trong khi đi ngang nước Tấn, một số người cùng đi đã trêu ông:
"Đây là kinh đô của nước Yên". họ nói vậy khi chỉ về thành phố ở trước mặt.
Sắc mặt ông già liền chuyển sang vẻ nghiêm trang. Có một niềm yêu mến thiết tha quê nhà.
"Đây là ngôi đền làng xã nhà ông", họ chỉ vào một ngôi đền khi đã đi vào bên trong thành phố.
Ông già thốt lên một tiếng thở dài sườn sượt.
"Đây từng là nhà cha ông của ông", họ chỉ vào một ngôi nhà.
Nước mắt tuôn tràn trên đôi mắt của ông lão.
"Đây là mộ của cha ông", họ nói, trỏ vào một nấm mộ.
Ông lão bắt đầu òa khóc. Những người đi cùng ai nấy đều phì cười.
" Chúng tôi chỉ nói đùa với ông thôi", bọn họ nói: "Bộ ông không thấy chúng ta chỉ mới ở nước Tấn, không phải nước Yên sao?"
Người đó lấy làm bẽn lẽn. Khi về đến nước Yên, quang cảnh của kinh thành, ngôi đền của làng xã ông, nhà của cha ông và nấm mồ của cha ông không còn làm ông cảm động lên được nữa.
- Kho tàng minh triết Trung quốc -
CÁI ĐƯỢC CÁI MẤT CỦA NGƯỜI LÀM QUAN
Khổng Miệt là cháu đức
Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một
thời.
Đức Khổng Tử qua chơi
Khổng Miệt, hỏi rằng: "Từ khi ngươi ra làm quan được những điều gì, mất
những điều gì?"
Khổng Miệt thưa:
"Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: việc quan
bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít,
không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế mà họ hàng không thân thiết; công việc
nhiều không thể đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà ăn ở với bầu bạn
không được trọn vẹn".
Đức Khổng Tử nghe nói
không bằng lòng.
Sau ngài đến chơi Bật Tử
Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt.
Bật Tử Tiện thưa:
"Từ khi tôi ra làm quan, chưa mất điều gì, mà đã được ba điều: Những điều
trước học nay đem ra thực hành vì thế mà học càng rõ; bổng lộc dù bạc, cũng có
thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng, vì thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy
bận, song cũng bớt được ít thời giờ đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế
mà bầu bạn càng thân".
Đức Khổng Tử nghe nói
khen rằng: "Tử Tiện thực là người quân tử".
- Cổ học tinh hoa -
NIỀM VUI CỦA CÁ
Trang Tử nói: "Cá du ra chơi thong thả, đó là niềm vui của cá"
Huệ Tử đáp: "Bác không phải cá, sao biết được niềm vui của cá"
Trang tử nói: "Bác không phải tôi, sao biết tôi không biết niềm vui của cá?"
Huệ Tử nói: "Tôi không bác, không biết bác đã đành. Nhưng bác vốn không phải cá, thì hẳn là bác không biết được niềm vui của cá".
Trang Tử nói: "Xin nói lại từ gốc. Bác hỏi tôi sao biết được niềm vui của cá, thế là bác đã biết tôi biết mà hỏi tôi. Tôi thì biết điều đó ở trên sông Hào nầy".
- Cổ học tinh hoa -
KHÔNG CHỊU THEO KẺ PHẢN NGHỊCH
Trần Hằng lúc giết vua xong, sai sáu người dũng sĩ đến bắt Tử Uyên Thê phải theo mình.Tử Uyên Thê nói:
- Nhà ngươi muốn cho ta vào đảng, ý hẳn cho ta là "trí" chăng, nhưng bầy tôi giết vua mà không cản được, ta chẳng phải là trí; cho ta là "nhân" chăng, nếu thấy lợi mà phản nước, ta chẳng phải là nhân; cho ta là "dũng" chăng, nhưng đem binh đến ăn hiếp ta, ta sợ mà theo ngươi, ta cũng chẳng phải là dũng. Ví bằng ta không có ba điều ấy, ta về bè với ngươi thì có bổ ích gì cho ngươi. Ví bằng ta có ba điều ấy, thì đời nào ta theo ngươi mà ngươi dỗ.
Trần Hằng bèn tha cho Tử Uyên Thê
- Cổ học tinh hoa -
BỆNH LẠ
- Không rõ nguồn -
Comments
Post a Comment